HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NĂM 2024
Tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường
Sáng ngày 04 tháng 11 năm 2024, tại trường THCS xã Đại Phạm. Chương trình tuyên truyền đặc biệt đã được tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024. Sự kiện này tập trung vào việc tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và kiến thức cơ bản về An toàn giao thông cho các em học sinh, với mục tiêu nâng cao nhận thức trong học tập và sinh hoạt, ý thức thức khi tham gia giao thông . Chương trình có sự tham gia của Công an Huyện Hạ Hoà, công an xã Đại Phạm phối hợp với Ban Giám hiệu trường THCS Đại Phạm, cùng tập thể giáo viên và 455 em học sinh của trường. Về phía Địa Phương dự có đồng chí Hà Văn Cảnh- Uỷ viên BTV Đảng uỷ- Phó Chủ tịch UBND xã cùng các cán bộ công chức UBND xã.
Bạo lực học đường ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác và tinh thần. Những học sinh bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Với những em chứng kiến sự việc. Những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi. Nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì các sẽ có những suy nghĩ tiêu cực, có thể hùa theo, cổ vũ cho hành vi đó hoặc không dám lên án, tố cáo.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác.
Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo, chấp hành tốt nội quy trường lớp, tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục: Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đối với giáo viên và học sinh.Thực hiện dạy tích hợp giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, tổ chức các trò chơi lành mạnh tăng sự gắn kết, tình cảm của các em.Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường. Nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật. Hoạt động này khá đa dạng như thành lập tổ tư vấn tâm lí, giáo dục thông qua các giờ học, giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh, có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh. Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý nghiêm minh.
* Đối với gia đình: Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học. Dù là giáo viên, phụ huynh hay học sinh đều phải có trách nhiệm trong việc phòng chống bạo lực học đường. Mỗi chúng ta cần phải biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và có lòng vị tha. Như vậy mới có thể nói không với bạo lực học đường.
( Đồng chí: Thượng uý Nguyễn Viết Đạt cán bộ công an xã Đại Phạm tuyên truyền phổ biến kiến thức Pháp luật về bạo lực học đường)
Củng trong buổi sáng nay Đồng chí Thượng uý Khổng Duy Trình cán bộ đội cảnh sát giao thông huyện Hạ hoà về tham gia chương trình và tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn giao thông tại nhà trường, qua đó giúp nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định Pháp luật của các học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.
( Đồng chí:Thượng uý Khổng Duy Trình cán bộ đội cảnh sát giao thông huyện Hạ hoà
tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn giao thông)